Warning: count(): Parameter must be an array or an object that implements Countable in /home/compas19/public_html/intranet/libraries/joomla/application/application.php on line 481

Warning: Declaration of JParameter::loadSetupFile($path) should be compatible with JRegistry::loadSetupFile() in /home/compas19/public_html/intranet/libraries/joomla/html/parameter.php on line 388

Nói về ly nước lắng bùn

KinhLN1 KinhLN2       KinhLN3KinhLN4


Kinh văn:
A Nan! Nhữ kim dục linh kiến văn giác tri, viễn khế Như Lai thường lạc ngã tịnh.
Ưng đương tiên trạch tử sinh căn bản, y bất sinh diệt, viên trạm tánh thành.
Dĩ trạm toàn kỳ hư vọng diệt sinh, phục hoàn nguyên giác, đắc nguyên minh giác, vô sinh diệt tánh, vi nhân địa tâm.
Nhiên hậu viên thành quả địa tu chứng.
Như trừng trược thủy, trữ ư tĩnh khí, tĩnh thâm bất động, sa thổ tự trầm, thanh thủy hiện tiền, danh vi sơ phục khách trần phiền não.
Khử nê thuần thủy danh vi vĩnh đoạn căn bản vô minh.
Minh tướng tinh thuần, nhất thiết biến hiện, bất vi phiền não, giai hợp Niết Bàn thanh tịnh diệu đức.
Dịch:
A Nan! Con nay muốn làm cho cái thấy, nghe, hiểu, biết khế hợp với đức tánh thường, lạc, ngã, tịnh của đức Như Lai thì con nên chọn biết thế nào là gốc gác của tử sinh và dựa vào tánh bất sinh diệt để thành tựu bản tánh viên trạm.
Rồi dùng tánh trạm (từ nơi chân tâm) con hãy lần trở về sự hư dối của dòng sinh diệt, hàng phục (vọng tâm) để trở về với sự giác ngộ ban sơ (nguyên giác). Khi đó con sẽ chứng đắc sự giác ngộ sáng suốt ban sơ (nguyên minh giác) mà từ đó tâm con lấy bản tánh không sinh diệt làm nhân địa.
Như thế thì con mới tu chứng viên mãn được quả địa.
Giống như khi lắng nước dơ, con để nước trong ly yên tĩnh. Yên tĩnh tới lúc bất động, thì đất cát sẽ tự lắng xuống, nước trong sẽ hiện ra. Đây là giai đoạn gọi là mới hàng phục khách trần phiền não.
Đem bỏ hết bùn, chỉ thuần còn nước, thì gọi là vĩnh viễn hết còn căn bản vô minh.
Khi đó (chân tâm) hiện ra sáng sủa tinh thuần, tất cả những gì biến hiện sau đó đều chẳng là phiền não, mà lại khế hợp với diệu đức thanh tịnh của Niết Bàn.
Giảng giải:
Trong đoạn này có ba điểm nên nhớ:
1. Ly nước tượng trưng cho thân thể (đúng ra là sắc, thọ, tưởng, hành, thức), còn nước tượng trưng Chân Tâm bất nhị. Bùn dơ tượng trưng cho phiền não, nghiệp chướng, ma chướng đã tạo ra kiếp xa xưa. Để thân (và tình cảm, tư tưởng, thói quen, nhận thức) lắng đọng thì nước (Chân Tâm) sẽ hiện ra. Tuy nhiên bùn vẫn tồn tại. Đây là giai đoạn mà kinh Lăng Nghiêm gọi là hàng phục khách trần phiền não. Khách thì đối nghịch với chủ: khách thì có tới có đi, còn chủ (Chân Tâm) thì chẳng đi chẳng tới.
Trần là bụi bặm. Bụi bặm thì đối nghịch với không khí: bụi bặm thì bay loạn khắp nơi, còn không khí (Chân Tâm) thì tĩnh lặng bất động. Khách trần phiền não là nói tới tánh chất đến rồi đi của phiền não, nghiệp chướng, đau khổ, yêu ghét, v.v... Do đó, trong giai đoạn hàng phục khách trần phiền não, ta phải biết ngồi thiền cho yên tĩnh, đừng động đậy thân thể, đừng xúc động bởi hình ảnh trong ký ức, đừng để tư tưởng lôi kéo đi lung tung, đừng rơi vào thói quen lăng xăng cứ muốn ‘keep busy’.
2. ‘Đem bỏ hết bùn, chỉ thuần còn nước’ tức là cứu cánh vĩnh viễn hết còn vô minh, hết còn sinh tử luân hồi. Trong kinh Lăng Nghiêm không nói tới phương thức làm sao hết bùn, chỉ nói tới triết lý làm hết bùn. Theo triết lý Hoa Nghiêm và theo phương pháp của Quán Âm Thủ Nhãn thì cách để bỏ hết bùn là sử dụng bùn, chứ không phải bỏ bùn, vì bản tánh của bùn cũng là bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, nhưng tướng trạng của bùn thì u ám làm ta không thấy bản tánh bất sinh bất diệt đó mà thôi. Làm sao sự dụng bùn? Tức là dùng bùn để nuôi dưỡng hoa sen tự tánh (pháp thanh liên hoa).
Nhờ có cả bùn (phiền não) và nước (Chân Tâm) mà thanh liên hoa mọc được và trồi ra khỏi ly nước. Như thế thanh liên hoa tượng trưng cho đặc tánh gì? Tượng trưng cho tâm bồ đề. Bồ tát sử dụng bùn lầy phiền não để làm chất liệu nuôi dưỡng chí hướng tu hành, tức là bồ tát vào trần gian, sống trong cõi đầy rối ren ô trược, phương tiện thiện xảo biến sức mạnh tham sân si sẵn có trong thân xác thành sức mạnh và chất liệu tu hành vượt thoát tham sân si. Đối với người tu quán pháp thanh liên hoa thì ta hãy nhớ 4 giai đoạn của con đường tu quán:
a. Dùng vật thể cụ thể (tangible object) để làm đối tượng thiền quán. Tức là ta phải có một bảo pháp cụ thể hình hoa sen để tu tập, trì chú, phát nguyện.
b. Tưởng tượng, hình dung ra đối tượng thiền quán (liên hoa, chủng tử tự) trong nội tâm (visualized object). Tức là ta tập quán tưởng hoa sen và chủng tử tự THA trong tâm mình. Bảo pháp hoa sen thì vẫn giữ chứ không bỏ.
c. Hoàn toàn hợp nhất với đối tượng thiền quán (unity with visualized object) và trở thành đối tượng ấy. Tức là ta chuyên chú nhất tâm nhất ý tới mức độ chỉ còn thấy thanh liên hoa lúc quán tưởng mà thôi.
Đối tượng thiền quán trở thành quang minh, thân xác và tâm tánh đều tan biến trong cảm nghiệm quang minh đó (become non-dualistic). Sau cảm nghiệm đó, hành giả tập sống trong tâm thức bất nhị ngay trong trần gian nhị nguyên cho tới khi ranh giới của Pháp Giới và Tam Giới biến mất trong sự hiện khởi của Chân Tâm. Tức là khi tu tới giai đoạn này thanh liên hoa trở thành đức tánh khai mở, không tịch, thông thoáng, vô ngại, vô hình vô tướng chứ không phải là một hình ảnh hoa sen nữa. Tâm thức của ta là tâm thức tự tại vô ngại, hàm dung thông suốt trong mọi thời mọi chốn.
d. Đối tượng thiền quán trở thành quang minh, thân xác và tâm tánh đều tan biến trong cảm nghiệm quang minh đó (become non-dualistic). Sau cảm nghiệm đó, hành giả tập sống trong tâm thức bất nhị ngay trong trần gian nhị nguyên cho tới khi ranh giới của Pháp Giới và Tam Giới biến mất trong sự hiện khởi của Chân Tâm. Tức là khi tu tới giai đoạn này thanh liên hoa trở thành đức tánh khai mở, không tịch, thông thoáng, vô ngại, vô hình vô tướng chứ không phải là một hình ảnh hoa sen nữa. Tâm thức của ta là tâm thức tự tại vô ngại, hàm dung thông suốt trong mọi thời mọi chốn.
3. Phương pháp tu thanh liên hoa là phương pháp phương tiện dùng tha lực của chư Phật (gói ghém trong chủng tử tự và trong thần chú Thủ Nhãn). Pháp thanh liên hoa tuy là cách để đoạn trừ căn bản phiền não, căn bản vô minh, nhưng trên con đường vĩnh viễn đoạn trừ đó, ta cần làm đủ thứ công hạnh trợ đạo để giúp cho sự quán tưởng và tu luyện được thuận tiện, ít ma chướng, ít trở ngại nghiệp chướng. Do đó, ta phải lăn mình vào con đường Nhập Thế (vào trong bùn lầy) để tạo phước, lập công, gỡ gút thắt, kết thiện duyên, xây nền móng đạo, dựng nhà Pháp Giới. Như thế, ta mới có chỗ để yên cái ly nước đầy bùn tới chỗ tĩnh lặng được.

 

 

  • Dec 29, 2015
  • Read 4774 times
Rate this item
(0 votes)
CompaSS

Con xin mở rộng lòng mình; để tiếp đón, chấp nhận và giúp đỡ;
với tình thương và lòng tha thứ; sẵn sàng bao dung tất cả;
sống hợp nhất với chân lý tối cao; biết để yên vạn sự,
và buông xả vạn duyên ( phiền não ).

izmir escort izmir escort bayan